Hội thảo “Ngọc Jade Jadeit hay ngọc Jade Fei Cui” – 11/10/2023

Diễn giả:
– GS.TS Edward Liu
– PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi
Thành phần đại biểu:
– TS Nguyễn Văn Thành – Viện trưởng Viện Tài nguyên thiên nhiên & môi trường ( Giám đốc Trung tâm kiểm định đá quý & vàng IRE)
– PGS.TS Nguyễn Ngọc Trường – Chủ tịch Hội Khoáng – Thạch học Việt Nam
– V.v…

Nội dung chính:

1/ Định nghĩa hiện tại về Ngọc Jade tại thị trường Việt Nam cũng như thế giới:

Ngọc Jade là một loại đá quý, thường có màu xanh lục, rất dai và bền, được con người biết đến và sử dụng từ thời xa xưa.

Ngọc Jade là tên gọi chung, sau này được nhà khoáng vật học người Pháp Alexis Damour phân tích thành phần hóa học, cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý chia ra làm 2 loại như sau:

Ngọc Jadeite(Ngọc Cẩm Thạch/ Phỉ Thúy) Ngọc Nephrite (Ngọc Bích)
Tính chất chung Jadeit là 1 khoáng vật silicat của Na và Al thuộc nhóm Pyroxen Nephrit là khoáng vật loại tremolit – actinolit của nhóm amphibol với các tỷ lệ khác nhau
Dạng hạt vi tinh chặt sít Dạng bó sợi

2/ Định nghĩa mới về nhóm Ngọc Jade & ý nghĩa của việc sử dụng tên gọi Ngọc Jade Fei Cui (GS. Liu trình bày)

a/ Định nghĩa:

Thuật ngữ Fei Cui (Phỉ Thúy) được dùng để chỉ cho một mẫu vật có cấu trúc đa tinh thể dạng hạt đến dạng sợi, thành phần tạo nên từ duy nhất hoặc chủ yếu từ Jadeit, Omphacit hoặc/ và Kosmochlor hoặc bất kỳ sự kết hợp về thành phần nào của các khoáng vật này.

b/ Ý nghĩa tên gọi Ngọc Jade Fei Cui:

  • Trong tiếng Trung, “Fei” là mầu đỏ, “Cui” là mầu xanh lá cây.
  • Nguồn gốc của “Fei Cui” bắt nguồn từ một loài chim thời Trung Quốc cổ đại. Chúng có bộ mầu lục chủ đạo rất rực rỡ. Vì vậy, tên gọi Ngọc Jade Fei Cui thường chỉ loại ngọc có màu đẹp.

3/ Quan điểm của Viện tài nguyên thiên nhiên & môi trường (Trung tâm kiểm định đá quý & vàng IRE):

  • Việc sử dụng tên gọi chung “Ngọc Jade”, tên riêng: “Ngọc Jadeit” (Ngọc cẩm thạch/ phỉ thúy), “Ngọc Nephrit” (Ngọc bích) đã có từ lâu và được chấp nhận ở trên toàn thế giới, cả trong giới học thuật, khoa học lẫn giới kinh doanh, người chơi đá quý.
  • Việc thay đổi tên gọi thành “Fei Cui” mới chỉ được đề nghị và sử dụng ở Hồng Kông, Trung Quốc.
  • Nên giữ nguyên hiện trạng tên gọi, phân loại ngọc Jade như trước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *